CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27. 7. 1947 - 27. 7. 2013)

Thượng tướng Viện sĩ, TS KHQS Nguyễn Huy Hiệu

                                  Nguyên Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Thứ trưởng BQP


           Để bày tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước phát triển sâu rộng, bền vững, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn ngày ngày 27 tháng 7 hàng năm làm Ngày thương binh toàn quốc (sau đổi thành Ngày Thương binh liệt sĩ). Ngày 27-7-1947 là ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên ở nước ta, trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của nhân dân ta và lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân cả nước.

66 năm qua, thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ[1], Đảng, Nhà nước, nhân dân và LLVT nhân dân ta luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, quí trọng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước. Những việc làm đó không những có ý nghĩa về mặt đạo lý mà còn có tác dộng thiết thực tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) Việt Nam XHCN.

 Với đạo lý và truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ người trồng cây; đền ơn đáp nghĩa”. Trong thư gửi Ban tổ chức Trung ương ngày thương binh, liệt sĩ 27. 7 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó đã ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn và giúp đỡ những người anh dũng ấy[2]. Bác nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã làm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ đểvượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyền lại cho chúng ta[3].  Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nư­ớc của nhân dân ta diễn ra quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với th­ương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bác căn dặn: “Đối với những ng­ười đã dũng cảm hy sinh một phần x­ương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn chốn ở, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi ngư­ời để họ dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa ph­ương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vư­ờn hoa và bia kỷniệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nư­ớc cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợcon (của th­ương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa ph­ương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét[4].

Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng với quyết tâm: "Nhất thiết không để một gia đình quân nhân nào không được chăm sóc, không một gia đình quân nhân nào có khó khăn mà không được giúp đỡ thích đáng,... nhất thiết không để một vợ quân nhân nào có khả năng lao động mà không có việc làm,...".

66 năm qua, hàng nghìn văn bản, hàng trăm sắc lệnh, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, Nhà nước ta về thương binh, liệt sỹ, người có công với nước được ban hành là một thành quả to lớn, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng chính sách qua từng thời kỳ phát triển của đất nước. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã ngày càng được hoàn thiện; Pháp lệnh ưu đãi đối với những người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29-8-1994. Số người hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, đúng đối tượng, đúng chính sách, các nội dung ưu đãi người có công với cách mạng được luật pháp Nhà nước bảo vệ, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần Vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN, các chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, miễn giảm thuế trong sản xuất, kinh doanh, ưu tiên giao đất sản xuất, cải thiện về nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khoẻ,... các chương trình lồng ghép như xoá đói giảm nghèo, việc làm...đã thiết thực hỗ trợ người có công với cách mạng ổn định đời sống, nỗ lực vươn lên trong cơ chế mới. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi thể hiện trách nhiệm và tình cảm của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công và đối với các gia đình chính sách, đồng thời là tiền đề phát huy truyền thống dân tộc chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống người có công với cách mạng, phát huy năng lực của các đối tượng chính sách trong hoàn cảnh mới, cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ở từng địa phương (làng, xã, huyện, tỉnh (thành phố) cũng được quan tâm đúng mức, động viên được tiềm năng to lớn của cộng đồng vào việc chăm sóc, ổn định đời sống của người có công đều thể hiện sự quan tâm đùm bọc - đạo lý và truyền thống nhân ái uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của người Việt Nam.

Ngày nay, phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã phát triển rộng khắp cả nước, về những chương trình (Nhà tình nghĩa; Qũi đền ơn đáp nghĩa; Sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng) với mục tiêu và trách nhiệm rõ ràng, nội dung cụ thể và những đảm bảo cần thiết đã thực sự mang lại những kết quả to lớn. Hầu hết các xã, phường, đơn vị được Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, xây dựng hàng ngìn công trình tình nghĩa với giá trị nhiều tỷ đồng. Đến nay cả nước có hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều nghĩa trang liệt sĩ đã trở thành những công trình văn hoá -lịch sử, những tên gọi quen thuộc, thân thương ở từng địa phương. Nhiều công trình tưởng niệm liệt sĩ đã được xây dựng, củng cố, trong đó đã có hàng nghìn nhà Bia tưởng niệm ghi tên Liệt sĩ ở xã, phường nguyên quán của liệt sỹ trên khắp các địa phương của cả nước. Chặng đường phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với nước trong hơn nửa thế kỷ qua là hết sức to lớn. Đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ từng bước được cải thiện, bảo đảm cho gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình khu dân cư hiện tại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách đối với người có công với nước và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong những năm qua vẫn còn những hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách, nhất là những chủ trương chính sách mới ban hành chưa thực sự sâu, rộng, kịp thời. Một số nội dung nghiên cứu, tham mưu đề xuất chưa đảm bảo tiến độ. Trách nhiệm của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị trong chỉ đạo thực hiện có mặt còn hạn chế. Việc nắm nguyên tắc, thủ tục giải quyết chế độ, chính sách của cơ quan, cán bộ đảm nhiệm công tác chính sách ở một số đơn vị chua sâu nên việc thực hiện, bảo đảm chế độ cho một số đối tượng chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với nước chưa kịp thời. Một số trường hợp người tham gia cách mạng bị chết, bị thương hoặc mất tin chưa được các cơ quan có trách nhiệm kết luận, hàng vạn người mẹ, người vợ, cha liệt sĩ vẫn mong đợi thông tin chính thức về phần mộ của người thân; chế độ trợ cấp ưu đãi nói chung còn thấp, một số nội dung ưu đãi đã được qui định trong Pháp lệnh nhưng còn thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện; Phong trào xã hội hoá công tác người có công với cách mạng chưa đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của người có công, còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, tình cảm và trách nhiệm của từng địa phương. Những sai sót, nhầm lẫn, tiêu cực trong thực hiện chính sách, chế độ xảy ra ở một số nơi đã gây không ít phiền hà cho người được hưởng chính sách, gây dư luận không tốt trong xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, về mặt chủ quan còn những hạn chế trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác có tầm chiến lược này: nhiều qui định chưa theo kịp với quá trình đổi mới của đất nước, đội ngũ cán bộ chưa được trang bị những kiến thức ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa theo kịp những tiến bộ mới về khoa học và công nghệ,...

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi công tác thương binh, liệt sĩ và các chính sách xã hội phải có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực, hiệu quả; trong đó cần trú trọng thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là vấn đề quan trọng, tạo cơ sở cho việc thống nhất nhận thức và hành động của toàn xã hội, đảm bảo cho công tác này phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, đạt được hiệu quả thiết thực. Công tác giáo duch tuyên truyền cần tập trung làm cho mọi đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách xã hội, trong đó có hậu phương quân đội cũng như truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta, góp phần tích cực vào việc giữa vững ổn định chính trị-xã hội ở từng địa phương và trên cả nước, tạo động lực xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy đầy đủ tình cảm, ý thức trách nhiệm cảu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện có hiệu quả công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với nước.

 Hai là, Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng trong triển khai tổ chức thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị và cấp ủy chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, định hướng cải cách chính sách của Nhà nước; đồng thời chủ động xác định kế hoạch, giải pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, địa phương. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương cần gắn công tác này với nhiệm vụ chính trị được giao; chú ý kết hợp chặt chẽ với công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội địa phương vững mạnh. Phát huy kinh nghiệm xây dựng “Nhà tình nghĩa, Nhà đồng đội” thời gian qua, từ nay đến năm 2015, toàn quân tiếp tục triển khai xây dựng 5.000 Nhà tình nghĩa. Nhà đồng đội cho các đối tượng chính sách, bảo đảm đúng đối tượng chính sách, đúng kế hoạch, yêu cầu về chất lượng công trình và tổ chức lễ bàn giao trang trọng, có ý nghĩa.

Ba là, tiếp tục giải quyết các tồn đọng  chính sách trong chiến tranh theo quy định hiện hành. Theo đó, toàn quân triển khai nghiêm túc Kế hoạch 1696/KH-CT của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam , thực hiện chặt chẽ, chu đáo các chế độ đối với người bị thương, bị bệnh, thân nhân các liệt sĩ; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và trên các nước bạn (Lào, Campuchia, Trung Quốc). Các đơn vị phải đề cao trách nhiệm, tính chủ động của cấp ủy, chỉ huy và vai trò của cán bọ các cấp và chính quyền các địa phương, đơn vị làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ; mặt khác,  cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, vận động phong trào “cung cấp thong tin mộ liệt sĩ” trên phạm vi cả nước, của những đồng đội liệt sĩ đang sống và đồng bào đang làm ăn sinh sống ở trong và ngoài nước; triệt để khai thác các nguồn thông tin lưu trữ, đẩy nhanh công tác giải mã ký hiệu các đơn vị trong thời kỳ chiến tranh,… Cùng với đó, ngành chính sách của các đơn vị, địa phương cần chủ động hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP, ngày 24-12-1010 của Chính phủ về chính sách đối với người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở các vùng có điều kiện  kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn quân.

Bốn là, kiện toàn tổ chức biên chế, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Ngành và cơ quan chính sách các cấp, nhất là ở các địa phương cơ sở, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất và chuyên sâu, khắc phục những chồng chéo, phân tán;  nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất, thường xuyên rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của các lực lượng vũ trang nhân dân, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; chủ động phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội,…bảo đảm không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với các mạng. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các bộ, ngành cần chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao năng lực công tác, phẩm chất năng lực chính trị, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ Ngành chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Trong thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện các chính sách về tiền l­­ương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ­­ương Năm (khoá XI) về cải cách chính sách tiền l­­ương và trợ cấp xã hội, thể hiện sự ư­­u đãi với LLVT; tích cực nghiên cứu, ban hành, bổ sung, sửa đổi các chế độ phụ cấp, trợ cấp đặc thù với những ngành nghề đặc thù Công an, Quân đội, với các lực lư­­ợng làm nhiệm vụ trên địa bàn có nhiều khó khăn, gian khổ. Tiếp tục cải thiện điều kiện sống và làm việc của cán bộ, chiến sĩ. Nghiên cứu đề xuất ban hành và thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, ư­u đãi ngư­ời có công với nước để giữ gìn và thu hút nhân tài, góp phần định h­­ướng và phát triển đội ngũ cán bộ có tri thức cao; động viên tinh thần học tập phấn đấu và lao động sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong các LLVT. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nư­­ớc hoàn thiện chính sách ư­u đãi xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu QP-AN trong tình hình mới.

Để làm tốt hơn công tác chính sách đối với thương ninh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong quản lý nhà nước cần phải có những đổi mới chính sách, cơ chế, phương thức và tổ chức thực hiện phù hợp với tiến trình phát triển, đảm bảo cho lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần ổn định, xây dựng và BVTQ. Những nội dung chủ yếu là hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước; nghiên cứu cải cách chế độ trợ cấp, nâng dần và trở thành nguồn lực quan trọng để ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng hưởng chính sách; khẩn trương tiến hành việc khảo sát, tìm kiếm, qui tập mộ liệt sĩ, đặc biệt là ở các xã biên giới, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, khu căn cứ kháng chiến để hoàn thành cơ bản công tác này, thông báo về phần mộ liệt sĩ đến từng gia đình. Cải cách thủ tục hành chính và công khai chế độ chính sách, quá trình giải quyết đảm bảo tính chính xác, công bằng cho liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách ưu đãi.

Thực hiện tốt các yêu cầu trên là điều mong muốn của toàn Đảng, toàn dân ta, chính đó cũng là Chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương về việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và ng­ười có công với nước theo Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, LLVT, thanh niên xung phong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến….”[5], đồng thời chúng ta phải có những giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn nữa để thực hiện thật tốt đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nư­ớc và mong muốn của nhân dân chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống của th­ương binh, gia đình liệt sĩ, ng­ười có công với cách mạng và nghiên cứu chính sách, xã hội đối với nạn nhân chiến tranh.

Với lòng quí trọng và biết ơn của thế hệ hôm nay đối với lớp người đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là đòi hỏi của công cuộc xây dựng một nước Việt Nam XHCN, là yêu cầu của sự nghiệp giáo dục các thế hệ người Việt Nam về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Nhiệm vụ cao quí này đã được Đảng, Nhà nước và toàn dân, toàn quân ta thực hiện bằng chính trách nhiệm của những người đang sống. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin[6]. Như vậy, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Đảng ta tiếp tục quan tâm đến chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng một cách toàn diện, bảo đảm chính sách an sinh xã hội góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả cảu nó đối với đất nước, nhân dân và dân tộc ta nói chung, với các đối tượng chính sách nói riêng còn rất nặng nề,. Những tồn đọng về chính sách cần phải tiếp tục giải quyết sau chiến tranh còn rất lớn.; tính chất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng; tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ và có những chủ trương, giả pháp thực hiện khoa học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội cùng thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với nước./.



[1]Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 12. Nxb Chính trị quốc gia, tr. 503. Hà Nội, 2000.

[2]Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nxb CAND. Hà Nội, 2002. Tr, 1425-1426.

[3]Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nxb CAND. Hà Nội, 2002. Tr, 1425-1426.

[4]Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nxb CAND. Hà Nội,  2002. Tr, 1425-1426.

[5]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2011, tr, 229-230.

[6]Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

 

 

Các tin khác